forum lớp 9A
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

forum lớp 9A

:D
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share
 

 AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
ManUtd
lớp 4
lớp 4
ManUtd

Nam Zodiac : Libra
Tổng số bài gửi : 383
Points : 439
Reputation/Uy tín (Danh tiếng) : 89
Birthday : 13/10/1995
Join date : 19/07/2009
Age : 28
Đến từ : Hà Nội 1,5

AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Empty
Bài gửiTiêu đề: AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó   AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó EmptyMon Feb 01, 2010 9:41 pm

Câu 1:
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1930 tại Hồng Kông, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương
• Đông Dương Cộng sản Đảng
• An Nam Cộng sản Đảng
• Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng Đồng Chí Hội
Thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) thuộc Hồng Kông từ ngày 3 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyên Thiệu và Châu Vǎn Liêm) và 2 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp tại Hồng Kông tháng 10 năm 1930, tên của đảng này đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.

Câu 2:
a. 1930 – 1945:
Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc triệu tập các đại biểu cộng sản Việt Nam họp từ ngày 6 tháng 1 năm 1930 [4] đến ngày 7 tháng 2 năm 1930 tại Hương Cảng, trên cơ sở thống nhất ba tổ chức cộng sản tại Đông Dương (Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng; thành viên từ một nhóm thứ ba tên là Đông Dương Cộng sản Liên đoàn không kịp có mặt). Hội nghị hợp nhất này diễn ra tại căn nhà của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Kowloon) từ ngày 6 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1930, đúng vào dịp Tết năm Canh Ngọ. Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đông Dương Cộng sản Đảng (Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh), 2 đại biểu An Nam Cộng sản Đảng (Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm) và 3 đại biểu ở nước ngoài (có Nguyễn Ái Quốc, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, đại biểu của Quốc tế Cộng sản). Hội nghị quyết định thành lập một tổ chức cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, thông qua một số văn kiện quan trọng như: Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng, Lời kêu gọi. Ngày 24 tháng 2 năm 1930, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương, họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Kông từ ngày 14 đến 31 tháng 10 năm 1930, tên của đảng được đổi thành Đảng Cộng sản Đông Dương theo yêu cầu của Quốc tế thứ ba (Quốc tế Cộng sản) và Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên.[5]
Vừa ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào nổi dậy 1930-1931, nổi bật là Xô-viết Nghệ Tĩnh. Phong trào này bị thất bại và Đảng Cộng sản Đông Dương bị tổn thất nặng nề vì khủng bố trắng của Pháp.
Năm 1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ I được bí mật tổ chức tại Ma Cao do Hà Huy Tập chủ trì nhằm củng cố lại tổ chức đảng, thông qua các điều lệ, bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá I gồm 13 ủy viên.
Đồng thời, một đại hội của Cộng sản Quốc tế thứ ba tại Moskva đã thông qua chính sách dùng mặt trận dân tộc chống phát xít và chỉ đạo những phong trào cộng sản trên thế giới hợp tác với những lực lượng chống phát xít bất kể đường lối của những lực lượng này có theo chủ nghĩa xã hội hay không để bảo vệ hòa bình chứ chưa đặt nhiệm vụ trước mắt là lật đổ chủ nghĩa tư bản. Việc này đòi hỏi Đảng Cộng sản Đông Dương phải xem các chính đảng dân tộc tại Đông Dương là đồng minh. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 7 năm 1936 do Lê Hồng Phong chủ trì tổ chức tại Thượng Hải, Đảng đã tạm bỏ khẩu hiệu "đánh đổ đế quốc Pháp" và "tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày" mà lập Mặt trận Thống nhất Nhân dân Phản đế Đông Dương. Tháng 3 năm 1938, Hội nghị Trung ương do Hà Huy Tập chủ trì họp ở Hóc Môn, Sài Gòn đã đổi tên Mặt trận là Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.
Khi Thế chiến thứ hai bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương lại đàn áp mạnh tay, Đảng đã chuyển hướng, coi giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Tháng 3 năm 1939, Đảng ra bản Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Đông Dương đối với thời cuộc. Tháng 11 năm 1939 Hội nghị Trung ương đảng họp tại Hóc Môn, Sài Gòn do Nguyễn Văn Cừ chủ trì đã thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương và Hội nghị Trung ương tháng 5 năm 1941 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì họp tại Cao Bằng lập ra Mặt trận Việt Minh. Thông qua mặt trận này, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành chính quyền tại Việt Nam, được biết đến với tên gọi Cách mạng tháng Tám.
Ngày 11 tháng 11 năm 1945 Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự giải tán để giấu sự liên hệ cộng sản với nhà nước mới thành lập, lấy tên gọi mới là Hội nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương, mọi hoạt động công khai của đảng từ đây đều thông qua Mặt trận Việt Minh. Song trên thực tế, đảng vẫn hoạt động và chỉ đạo công cuộc kháng chiến.
b. 1945-1954:
Những năm 1945-1946, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn dân vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức nặng nề, chống thù trong, giặc ngoài, vừa kháng chiến vừa kiến quốc.
Chúng ta đã xây dựng và củng cố vững chắc chính quyền nhân dân, bầu cử Quốc hội (6/1/1946), xây dựng Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9/11/1946); vừa chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tổ chức kháng chiến chống thực dân Pháp ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ với sự ủng hộ và chi viện của cả nước; kiên quyết trấn áp các thế lực phản cách mạng, bảo vệ chính quyền và thành quả của Cách mạng Tháng Tám; thực hành sách lược khôn khéo, lúc thì hòa hoãn với Tưởng để đánh thực dân Pháp, lúc thì hòa hoãn với Pháp để đuổi Tưởng, thực hiện sự nhân nhượng có nguyên tắc và triệt để lợi dụng mâu thuẫn của kẻ thù, đưa cách mạng vượt qua những thử thách hiểm nghèo.
Chúng ta cũng đã chủ động chuẩn bị đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trên phạm vi cả nước.
Thành công nổi bật của hơn một năm xây dựng chính quyền non trẻ là đã tăng cường được sức mạnh của cách mạng để có thể tự bảo vệ trong khi chưa có sự chi viện, giúp đỡ từ bên ngoài.
Tháng 12/1946, trước dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa của thực dân Pháp, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động toàn quốc kháng chiến với quyết tâm: “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”
Với đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ kháng chiến, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bè bạn quốc tế, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của thực dân Pháp, lập nên những chiến công hiển hách như: chiến thắng Việt Bắc 1947, chiến thắng Biên giới năm 1950, chiến thắng Hoà Bình năm 1951-1952 và Tây Bắc năm 1952, chiến thắng Đông – Xuân năm 1953-1954 và đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
Cùng với mặt trận quân sự, Đảng chăm lo tăng cường sức mạnh chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, tăng cường bồi dưỡng sức dân, phát triển sức mạnh về mọi mặt của cuộc kháng chiến, tăng cường các hoạt động đối ngoại.
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 được ký kết đã chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
c.1954-1975:
Từ năm 1954 đến năm 1975, Đảng ta lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng : Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Đây là đặc điểm mang tính đặc thù của cách mạng Việt Nam, cùng với mục tiêu độc lập dân tộc, mục tiêu xã hội chủ nghĩa được đặt ra trực tiếp.
Hất chân thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra sức phá hoại Hiệp định Giơnevơ, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của chúng. Một lần nữa, dân tộc ta lại phải đương đầu với chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ. Đảng ta đã lãnh đạo toàn dân nêu cao quyết tâm đánh Mỹ, thực hiện đường lối chiến tranh nhân dân được nâng lên tầm cao khoa học và nghệ thuật.
Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh tàn bạo của đế quốc Mỹ : Chiến lược thực hiện chủ nghĩa thực dân mới điển hình (1954-1960), chiến lược chiến tranh đặc biệt (1961-1964), chiến lược chiến tranh cục bộ và cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1964-1968), chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (1968-1975).
Với chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12 năm 1972 và đại thắng mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, chúng ta đã giành toàn thắng, kết thúc 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Về tầm vóc và ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đại hội lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã nêu rõ : “Thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những trang chói lọi nhất của lịch sử dân tộc và là một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính chất thời đại sâu sắc”.
Xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc trong điều kiện hai miền thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết với nhau, Đảng ta đã giải quyết thành công mối quan hệ giữa tiến hành chiến tranh cách mạng với xây dựng chủ nghĩa xã hội, giữa hậu phương lớn với tiền tuyến lớn, giữa thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sự chi phối lẫn nhau giữa quy luật chiến tranh và quy luật xây dựng phát triển kinh tế, giữa xây dựng và chiến đấu, xây dựng và bảo vệ đất nước, giữa đẩy mạnh chiến tranh cách mạng ở nước ta với bảo vệ hòa bình thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, giữa lợi ích dân tộc với thực hiện nghĩa quốc tế...
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền Bắc đã thu được những thành tựu quan trọng. Vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến miền Bắc đã nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, xây dựng hậu phương vững mạnh, trở thành căn cứ địa cách mạng của cả nước; bảo đảm mọi mặt cho tiền tuyến đánh thắng; mở rộng quan hệ đối ngoại, tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ của bè bạn trên thế giới, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước; tạo cơ sở vật chất và những kinh nghiệm quý báu trong sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác–Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sau này.
d.Từ 1954-nay:
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất và từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thời kỳ này có thể chia làm hai giai đoạn chủ yếu:
+ Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh, đánh thắng các cuộc chiến tranh biên giới, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật ban đầu cho những bước phát triển sau này, từng bước cải thiện đời sống nhân dân (1975-1985)
Sau 30 năm chiến tranh liên miên, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta một mặt phải ra sức khôi phục kinh tế sau chiến tranh, vừa phải lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới, vừa ra sức xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, từng bước hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước, cải thiện từng bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Trước những thách thức của thời kỳ mới, Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (8/1979) được tiến hành với tư tưởng nổi bật là làm cho sản xuất bung ra, khắc phục những điểm yếu trong quản lý kinh tế, từng bước hình thành tư duy mới trong kinh tế và trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội. Việc Ban Bí thư ban hành Chỉ thị 100 CT/TW (13/1/1981), Chính phủ ban hànhQuyết định số 25-CP (21/1/1981), tiếp đó là Nghị quyết Đại hội V (3/1982), Nghị quyết Trung ương 8 khoá V (6/1985)...đã mở rộng quyền chủ động và tự chủ trong sản xuất của nông dân và công nhân, từng bước đoạn tuyệt với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, mở rộng giao lưu kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển một bước.
Mười năm xây dựng chủ nghĩa xã hội là mười năm Đảng ta tìm tòi con đường đổi mới đất nước. Đây là thời kỳ tư duy mới được hình thành từng bước bắt nguồn từ thực tiễn phong trào cách mạng của quần chúng. Những thành tựu và thiếu sót trong 10 năm ấy đã mang lại những bài học quý giá cho sự nghiệp cách mạng của Việt Nam trong những thập kỷ tiếp theo.
+ Thời kỳ hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới (từ 1986 đến nay).
Quá trình hình thành đường lối đổi mới diễn ra từ rất sớm và trên thực tế đã thực hiện đổi mới từng phần kể từ năm 1979. Nhưng phải đến Đại hội VI của Đảng (12/1986), đường lối đổi mới mới được hoạch định trên những mặt cơ bản. Trong quá trình thực hiện, Đảng ta đã không ngừng bổ sung, phát triển, cụ thể hoá đường lối đổi mới đó.
Đường lối đổi mới xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, xoá bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN; phát huy các thành phần kinh tế, giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất; thực hiện chính sách mở cửa, hợp tác và tranh thủ các nguồn lực trong nước và quốc tế; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; bảo đảm quốc phòng – an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Đến Đại hội VII (6/1991), trước bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới tạm thời lâm vào thoái trào, Đảng ta đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, xác định những quan điểm và phương hướng phát triển của đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nêu lên mô hình chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta phấn đấu xây dựng là:
Do nhân dân lao động làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới.
Đến Đại hội VIII và Đại hội IX của Đảng, chúng ta tiếp tục phát triển tư duy lý luận về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, nhận thức ngày càng cụ thể và sâu sắc hơn về tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, về xây dựng nền văn hoá, về hội nhập kinh tế quốc tế và về vấn đề đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Từ những thành công và những mặt còn hạn chế qua gần 20 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã rút ra 5 bài học sau đây:
1. Trong quá trình đổi mới, phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, có hình thức và cách làm phù hợp.
3. Đổi mới phải lấy dân làm gốc, vì lợi ích nhân dân, dựa vào dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn nhạy bén với cái mới.
4. Phát huy cao độ nội lực, đồng thời khai thác ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới.
5. Phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.
Việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới là hoàn toàn đúng đắn, đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng bị bao vây cấm vận. Đất nước ta thay da đổi thịt nhanh chóng và từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế. Đời sống nhân dân được nâng cao. Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh. Chính trị xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh bảo đảm. Uy tín của Việt Nam được khẳng định trên trường quốc tế. Đất nước chuyển nhanh vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ văn minh.




Câu 3:
Họ tên Thời gian giữ chức Ghi chú
Trần Phú
10/1930-4/1931
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương
Lê Hồng Phong
3/1935đến 6/1936
Tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi
Hà Huy Tập
7/1936 đến 3/1938
Tổng bí thư ĐCS Đông Dương. Chỉ được công nhận gần đây, quãng từ năm 2000 trở đi
Nguyễn Văn Cừ
3/1938 đến 1/1940
Tổng bí thư ĐCS Đông Dương
Trường Chinh
5/1941 đến 9/1956
Quyền Tổng Bí thư ĐCS Đông Dương từ tháng 11/1940 Thôi giữ chức sau Hội nghị Trung ương về vấn đề sửa sai cải cách ruộng đất

Hồ Chí Minh
10/1956 đến 9/1960
Tổng bí thư ĐCS Đông Dương (Kiêm chức Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng)
Lê Duẩn
9/1960 đến 7/1986
9/1960-12/1976: Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động Việt Nam
12/1976-7/1986: Tổng bí thư ĐCS Việt Nam (đến lúc mất)
Trường Chinh
7/1986 đến 12/1986 Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Văn Linh
12/1986 đến 6/1991
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Đỗ Mười
6/1991 đến 12/1997
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Lê Khả Phiêu
12/1997 đến 4/2001
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nông Đức Mạnh
4/2001 đến nay (31/01/2010) Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Các kỳ đại hội đại biểu toàn quốc
Đại hội Đại biểu toàn quốc Thời gian Địa điểm Số đại biểu Số đảng viên Sự kiện
Lần thứ nhất
27 - 31/ 3/1935
Ma Cao (Trung Quốc)
13 600 Khôi phục phong trào Cộng sản trong nước
Lần thứ hai
11 - 19/02/1951
Tuyên Quang
158 (53 dự khuyết) 766.349 Đổi tên thành Đảng Lao Động Việt Nam. Khởi xướng Cải cách ruộng đất

Lần thứ ba
05 - 12/ 9/1960
Hà Nội
525 (51 dự khuyết) 500.000 Xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến hành cách mạng miền Nam
Lần thứ tư
14 - 20/12/1976
Hà Nội
1008 1.550.000 Đại hội đầu tiên sau thống nhất
Lần thứ năm
27 - 31/ 3/1982
Hà Nội
1033 1.727.000
Lần thứ sáu
15 - 18/12/1986
Hà Nội
1129 ~1.900.000 Khởi xướng chính sách đổi mới

Lần thứ bảy
24 - 27/ 6/1991
Hà Nội
1176 2.155.022
Lần thứ tám
28 - 01/ 7/1996
Hà Nội
1198 2.130.000
Lần thứ chín
19 - 22/ 4/2001
Hà Nội
1168 2.479.719
Lần thứ mười
18 - 25/ 4/2006
Hà Nội
1176 ~3.100.000
Câu 4:
1 - Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đóng góp to lớn có tính bước ngoặt tìm ra con đường cách mạng Việt Nam của Người. Sau bao năm bôn ba, học hỏi và hoạt động trong phong trào công nhân khắp thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ. Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của loài người. Hồ Chí Minh cho rằng, sau Cách mạng Tháng Mười, cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản trên toàn thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn. Như vậy, cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam nằm trong phạm trù cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc là bước thứ nhất, bước tiếp theo là tiến lên chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Đó là con đường giải phóng triệt để nhất phù hợp với đòi hỏi của dân tộc, nguyện vọng của nhân dân và xu thế của thời đại.
Trong khi Hồ Chí Minh tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, thì nhiều người Việt Nam yêu nước vẫn đang lúng túng không biết đi theo lối nào để có độc lập dân tộc. Từ Pa-ri, Hồ Chí Minh không những nhìn rõ vai trò lịch sử của giai cấp vô sản Việt Nam mà qua cuộc đình công có tổ chức của 600 công nhân nhuộm ở Chợ Lớn, Người đã thấy nó báo hiệu một thời kỳ mới - thời kỳ đấu tranh tự giác của giai cấp vô sản Việt Nam. Mặc dù vậy, khi từ châu Âu về hoạt động ở Quảng Châu, Trung Quốc (11-1924), Hồ Chí Minh không thành lập đảng chính trị của giai cấp vô sản Việt Nam ngay, mà Người triệu tập và mở nhiều lớp bồi dưỡng lý luận cách mạng cho những thanh niên Việt Nam yêu nước, trong đó có nhiều người là công nhân. Sau đó, Hồ Chí Minh phái họ về nước, đi vào phong trào cách mạng, đặc biệt phong trào "vô sản hóa" ở các cơ sở công nghiệp, hầm mỏ, đồn điền, để không những rèn luyện họ trưởng thành mà theo đó giai cấp vô sản cũng có bước phát triển vượt bậc, ý thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Phong trào cách mạng Việt Nam kể từ năm 1925 chuyển mạnh theo xu hướng vô sản. Cách làm này của Hồ Chí Minh không những thể hiện sự thận trọng, giàu kinh nghiệm, mà còn thể hiện rõ tính khoa học, sáng tạo của Người là đã tạo ra sự đòi hỏi tự thân cần có đảng cách mạng của giai cấp vô sản.
Đến năm 1929, đòi hỏi này càng trở nên cấp bách. Yêu cầu khách quan cần có đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo đã được đặt ra tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên (5-1929). Nhưng Đại hội đã không đáp ứng được đòi hỏi đó của lịch sử. Vì vậy, chỉ trong khoảng 6 tháng kể từ tháng 6-1929, ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời. Song, ba tổ chức này lại tranh giành quần chúng và ảnh hưởng của nhau, không có lợi cho phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, tháng 12-1929, Quốc tế Cộng sản đã ra Nghị quyết về Đông Dương, trong đó chỉ đạo việc thành lập Đảng. Có ý kiến cho rằng, trước khi đứng ra tổ chức thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Hồ Chí Minh không nhận được Nghị quyết này. Và qua Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản của Hồ Chí Minh sau khi thành lập Đảng (18-2-1930) cũng như Thư của Trung ương gửi cho các cấp đảng bộ (9-12-1930) của Đảng ta, thì nhiều khả năng Hồ Chí Minh không nhận được Nghị quyết của Quốc tế Cộng sản. Điều đó càng cho thấy tài năng, bản lĩnh và tính sáng tạo của Hồ Chí Minh - người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đây chấm dứt thời kỳ "đen tối như không có đường ra", chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối của cách mạng nước ta. Sự ra đời của Đảng đã mở ra thời đại mới của lịch sử nước ta - thực hiện độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội và góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
Một sáng tạo rất lớn của Hồ Chí Minh là Người đã vận dụng sáng tạo công thức của V.I. Lê-nin về sự ra đời của một đảng vô sản vào một nước nông nghiệp như nước ta. Người không chỉ truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào phong trào công nhân mà đồng thời truyền bá vào phong trào yêu nước Việt Nam - một yếu tố phổ quát, trường tồn và có sức mạnh to lớn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Như vậy, Người đã kết hợp một cách sinh động yếu tố dân tộc và giai cấp, tạo ra cơ sở xã hội - chính trị rộng lớn chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sáng tạo này của Hồ Chí Minh thực sự là bước phát triển có tính nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về sự ra đời và phát triển không ngừng một đảng cách mạng của giai cấp vô sản.
2 - Hồ Chí Minh - người xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch, vững mạnh
Vai trò của Hồ Chí Minh trong tổ chức, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam vô cùng to lớn. Song, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng mác-xít - lê-nin-nít kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trước hết, trên cơ sở giải quyết sáng tạo, khôn khéo yếu tố dân tộc và giai cấp, vững vàng về nguyên tắc và phương châm xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh xác định: Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong cách mạng của dân tộc. Qua thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh cho rằng: Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản, của nhân dân lao động và của cả dân tộc. Quan điểm này cũng là một sáng tạo lớn của Hồ Chí Minh. Về vấn đề này, năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng, trong cuộc đấu tranh giành lấy chính quyền thì giai cấp vô sản "phải tự vươn lên thành giai cấp, phải tự mình trở thành dân tộc". Với Hồ Chí Minh, quan điểm này đã được cụ thể hóa vào thực tiễn sinh động của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong xây dựng Đảng, không phải chỉ có giai cấp công nhân mà cả nhân dân lao động và toàn dân tộc đều tham gia. Cả dân tộc thừa nhận Đảng là của mình, cả dân tộc tin tưởng ở Đảng, quyết tâm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, tích cực bảo vệ và tham gia xây dựng Đảng. Điều này thực sự là niềm tự hào của Đảng ta, không phải đảng nào cũng có được.
Hai là, trong xây dựng, rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý tính hệ thống, cơ bản, toàn diện và thiết thực: từ tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức đến phương thức lãnh đạo và phong cách công tác.
Về tư tưởng: Ngay trong quá trình tiến tới thành lập Đảng, Người khẳng định: Đảng muốn lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi thì Đảng phải vững; Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu và làm theo chủ nghĩa ấy; chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê-nin; Đảng Cộng sản Việt Nam muốn vững mạnh, trong sạch thì Đảng phải được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, thì Đảng phải thường xuyên nâng cao trình độ nhận thức chủ nghĩa Mác - Lê-nin cho cán bộ, đảng viên; phải làm cho cán bộ, đảng viên biết dùng lập trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Mác - Lê-nin để giải quyết những vấn đề của cách mạng đặt ra; đồng thời phải thường xuyên tổng kết thực tiễn để góp phần bồi bổ lý luận Mác - Lê-nin; đoàn kết, thống nhất đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, xét lại để bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Xây dựng Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin là yếu tố cơ bản nhất, quyết định sự bảo đảm bản chất giai cấp công nhân của Đảng, bảo đảm tính cách mạng, trình độ trí tuệ, đạo đức và tính quần chúng của Đảng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn giữ vững và nêu cao tính cách mạng của giai cấp công nhân, tính kiên cường bất khuất của phong trào yêu nước Việt Nam; luôn bảo đảm tính khoa học của chủ nghĩa Mác - Lê-nin về lý luận và trong giải quyết thực tiễn, đặc biệt là khả năng độc lập, sáng tạo để đi tới mục tiêu của cách mạng. Đảng luôn coi việc trau dồi những phẩm chất đạo đức theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở truyền thống của dân tộc cho cán bộ, đảng viên làm "gốc" để có lối sống lành mạnh, vững vàng trong mọi thử thách, mọi hoàn cảnh. Như Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Đảng phải là đạo đức, là văn minh". Suốt chặng đường cách mạng 75 năm qua, Đảng luôn thực hiện và giữ được sự gắn bó máu thịt với nhân dân, gần gũi, sâu sát thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tôn trọng, học hỏi nhân dân trong công cuộc lãnh đạo nhân dân thực hiện xây dựng chế độ mới.
Về chính trị: Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, rèn luyện Đảng về chính trị có mối quan hệ mật thiết với xây dựng, rèn luyện Đảng về tư tưởng. Muốn xây dựng Đảng về chính trị đúng đắn, trước hết phải đứng vững trên một nền tảng tư tưởng vững chắc. Dưới ánh sáng của nền tảng tư tưởng mà hoạch định đường lối của Đảng, tổ chức đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống, biến đường lối của Đảng thành kế hoạch, thành luật pháp của Nhà nước, thành hành động cách mạng của quần chúng đông đảo. Đảng phải tổ chức tổng kết thực tiễn, rút ra những kết luận mới để bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, đồng thời bổ sung và hoàn thiện lý luận của Đảng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động. Người thường nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải nâng cao sự tu dưỡng về chủ nghĩa Mác - Lê-nin để dùng lập trường, quan điểm và phương pháp của nó mà tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới dần dần hiểu được quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm, bước đi cụ thể của cách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta.
Về tổ chức: Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thường xuyên kiện toàn bộ máy của Đảng trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Khi kiện toàn, phải chú ý mặt tổ chức bộ máy, đồng thời xác định cơ chế hoạt động của bộ máy Đảng từ trung ương đến cơ sở nhằm phát huy cao nhất vai trò nền tảng của tổ chức cơ sở đảng và vai trò quyết định của tổ chức lãnh đạo cao nhất trong xây dựng, rèn luyện Đảng về tổ chức. Mặt khác, Hồ Chí Minh rất chú ý tới mối quan hệ giữa bộ máy và con người trong kiện toàn tổ chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu bộ máy.
Về đạo đức: Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức cách mạng là cái "gốc", cái nền của người cán bộ, đảng viên. Trong xây dựng, rèn luyện Đảng, không thể thiếu việc xây dựng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. Trên cơ sở chỉ ra những chuẩn mực đạo đức chung, bao giờ Hồ Chí Minh cũng cụ thể những yêu cầu đạo đức trong từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng. Người chỉ rõ mối quan hệ giữa đạo đức của Đảng, đạo đức cộng sản với đạo đức xã hội, đạo đức công dân; đạo đức của đảng viên với đạo đức của người lãnh đạo. Với Hồ Chí Minh, khái niệm và trách nhiệm đạo đức của mỗi đối tượng là cụ thể, không chung chung, trừu tượng. Người đòi hỏi đảng viên phải "đi trước, làng nước theo sau", nói và làm phải đi liền, phải thống nhất với nhau. Bởi vậy, trong xây dựng, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên, phải kiên quyết đấu tranh chống thói đạo đức giả, phi đạo đức. Hồ Chí Minh nhắc nhở nhiều lần rằng, cán bộ tốt thì việc gì cũng xong, cán bộ kém thì việc gì cũng không xong.
Về phương thức lãnh đạo và phong cách công tác: Đây là lĩnh vực phương pháp cách mạng và phong cách hoạt động của Đảng, của cán bộ, đảng viên. Nó có quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, đến sự thành công hay không thành công của cách mạng, đến sức mạnh và sự tồn vong của Đảng.
Về nguyên tắc, đường lối quyết định phương thức lãnh đạo và phong cách công tác. Nhưng trên thực tế, khi đã có đường lối đúng, cũng phải trải qua nhiều thử nghiệm trong thực tiễn lãnh đạo và công tác, mới có thể dần dần xây dựng được phương thức lãnh đạo và phong cách công tác đúng đắn, phù hợp. Bởi vậy, trong thực tiễn cách mạng, Hồ Chí Minh lưu ý cán bộ, đảng viên: đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi "vì sao", đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Có như vậy, mới xây dựng, hình thành được phương thức lãnh đạo và phong cách công tác phù hợp với quy luật của cách mạng, với mỗi đối tượng, mỗi cấp lãnh đạo và phong cách công tác của cán bộ, đảng viên.
Ba là, Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng.
Trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải xuất phát từ thực tiễn xây dựng Đảng ta mà thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và sáng tạo những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Khi đề cập nội dung các nguyên tắc, Người sử dụng nhiều khái niệm: nguyên tắc, chế độ, quy luật... Nhưng tất cả những nội dung đó phải được Đảng thực hiện một cách hệ thống và đầy đủ trong xây dựng, rèn luyện thì Đảng mới trở nên trong sạch và vững mạnh. Người đòi hỏi Đảng ta phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc có tính nền tảng là Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong tổ chức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ - một nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng. Trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thực hiện đúng đắn nguyên tắc này mới tránh cho Đảng không rơi vào chủ quan, độc đoán, chuyên quyền và mới biến đường lối của Đảng trở thành thực tiễn sinh động. Trong sinh hoạt Đảng, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một vũ khí và là quy luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, cũng như nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đại biểu trung thành cho lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, Đảng không có lợi ích riêng mà chỉ có một lợi ích vì độc lập tự do của dân tộc, ấm no hạnh phúc của nhân dân mà phấn đấu hy sinh. Bởi vậy, trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh còn đòi hỏi Đảng phải thực hiện thường xuyên và làm tốt nguyên tắc quan hệ mật thiết với nhân dân. Chỉ có nhân dân bảo vệ, giúp đỡ thì Đảng mới tồn tại và phát triển, mới trong sạch, vững mạnh.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Thực hiện đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, cũng là một nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam mà hiện nay Đảng ta đang tiếp tục vận dụng và thực hiện.
Bốn là, để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh đề ra phải thực hiện thật tốt công tác kiểm tra của Đảng.
Theo Người, lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo. Kiểm tra tốt thì bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, đều thấy rõ. Bởi vậy, kiểm tra phải toàn diện và mọi sai lầm, khuyết điểm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng Điều lệ của Đảng và luật pháp của Nhà nước. Công tác kiểm tra đòi hỏi người đi kiểm tra phải gương mẫu, có hiểu biết sâu rộng, vững vàng.
Với truyền thống, kinh nghiệm và bản lĩnh suốt 75 năm qua, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay nhất định Đảng ta sẽ tiếp tục được xây dựng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành trọng trách lãnh đạo dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Câu 5:

- Nguyễn Văn Trỗi
- Võ Thị Sáu
- Phan Đình Giót
- Nguyễn Thị Minh Khai
- Lê Hồng Phong

Câu 6:
Theo em , Bác đã có công to lớn đối với con người và đất nước Việt Nam , Bác đã ra đi tìm đường cứu nước , sâu khi thành công , Bác lại lãnh đạo kháng chiến chống Mĩ , Pháp rồi mất trong sự đau thương của hàng triệu con người Việt Nam.
Nên để không phụ công lao của Bác , em và tất cả các học sinh khác phải có trách nhiệm học tập tốt và lao động tốt như trong 5 điều Bác dạy đẻ không phụ lòng cha mẹ và Bác Hồ kính yêu .
Về Đầu Trang Go down
[Blood]MrZeus
Lớp 3
Lớp 3
[Blood]MrZeus

Nam Zodiac : Gemini
Tổng số bài gửi : 284
Points : 345
Reputation/Uy tín (Danh tiếng) : 112
Birthday : 08/06/1995
Join date : 19/07/2009
Age : 28
Đến từ : Hà Nội(1 hay 2 thì ko rõ)

AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Empty
Bài gửiTiêu đề: dá   AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó EmptyMon Feb 01, 2010 10:06 pm

tốt, bố đang lười Very Happy
Về Đầu Trang Go down
KaPanCool
Spamer
Spamer
KaPanCool

Nam Zodiac : Capricorn
Tổng số bài gửi : 911
Points : 1168
Reputation/Uy tín (Danh tiếng) : 158
Birthday : 09/01/1995
Join date : 19/07/2009
Age : 29

AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó   AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó EmptyMon Feb 01, 2010 10:07 pm

Shit Shit Shit
Quá ngắn không xứng để tao cop
Đã có một quyển 60 trang
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó   AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Empty

Về Đầu Trang Go down
 

AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

 Similar topics

-
» các bạn vào chép bài
» Nhà mình không ai thích 4minute à???
» Dành cho những mem thích đọc truyện (chuyện chữ)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
forum lớp 9A :: Góc học tập :: Các môn học khác-
<
AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Main020105
AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Main020201


AI thích chép sử thì vô mà chép lè for free đó Main020205
Skin 9A-Classrum design by Admin ( đề nghị khi lấy skin để bản quyền )
Phát triển từ 9a-classrum.uk.to
Forum chạy tốt nhất trên trình duyệt Mozilla Firefox và đặt chế độ phân giải màn hình trên máy tính của bạn là 1024 x 768
9A-Classrum.uk.to™: Thông tin về Forum Bản quyền thuộc 9A-Classrum.uk.to ©2000-2009, Forum 9A được xây dựng và phát triển bởi Cộng đồng member Class 9A-NBK.
vBCredits v1.4 Copyright ©2007 - 2008, PixelFX Studios
Thế giới tuổi teen
 Free forum | Nghệ thuật | Thú vui | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất